CN. Th4 27th, 2025

Ngân hàng Agribank thông tin quan trọng đến khách hàng – Việt Nam 24h

Byadmin

Th4 26, 2025

Ngân hàng Agribank thông tin quan trọng đến khách hàng

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã phát đi cảnh báo đến khách hàng về chiêu thức lừa đảo tinh vi.

Báo Phụ nữ Thủ đô ngày 22/02 đưa thông tin với tiêu đề: “Agribank cảnh báo người dùng chiêu lừa đảo mới, đánh cắp tài khoản ngân hàng” cùng nội dung như sau: 

Thời gian qua, hoạt động của tội phạm sử dụng công nghệ cao, nhất là tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua mạng diễn ra với nhiều phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp.

Ngân hàng Agribank đã phát cảnh báo chiêu thức lừa đảo nóng trong thời gian qua, theo đó chiêu trò này được tóm tắt như sau:

– Kẻ lừa đảo sử dụng số tài khoản ngân hàng của cá nhân/ tổ chức (thường là số điện thoại của người dùng), với nhiều thủ thuật khác nhau, phổ biến nhất là bằng cách nhập sai mật khẩu nhiều lần trên ứng dụng/website ngân hàng để khóa tài khoản. Sau đó, kẻ gian gọi điện thoại cho khách hàng, tự xưng là nhân viên ngân hàng hỗ trợ mở khóa tài khoản.

– Kẻ lừa đảo giả mạo là công an, tư vấn Luật Giao thông đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, mỗi công dân tham gia giao thông được cấp 12 điểm, giới thiệu cài đặt dịch vụ công để tích hợp điểm.

Trên cơ sở các chiêu trò dẫn dắt nêu trên, kẻ gian dụ dỗ khách hàng truy cập đường link lạ hoặc cài đặt ứng dụng giả mạo yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng (mật khẩu tài khoản ngân hàng, mã OTP, hình ảnh hai mặt Căn cước, thẻ ngân hàng, thông tin các giao dịch gần nhất…); kẻ gian cũng có thể dụ dỗ khách hàng cài đặt phần mềm có khả năng chiếm quyền kiểm soát điện thoại của khách hàng, từ đó chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng của khách hàng.

Agribank khuyến cáo khách hàng:

1. Tuyệt đối KHÔNG truy cập đường link lạ, tải về và cài đặt ứng dụng lạ.

2. CẢNH GIÁC với những cuộc gọi tự xưng là công an, nhân viên ngân hàng, yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, thông tin số tài khoản, thẻ ngân hàng, mã OTP,…

3. HẠN CHẾ đưa thông tin cá nhân như số điện thoại, số tài khoản ngân hàng, thẻ ngân hàng, hình ảnh giấy tờ tùy thân lên các trang mạng xã hội.

4. Khi cần hỗ trợ liên quan đến sản phẩm – dịch vụ ngân hàng, Quý khách vui lòng liên hệ Trung tâm Chăm sóc và hỗ trợ khách hàng Agribank: 1900 558818 / 024.32053205.

5. Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo, cần báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất để được hỗ trợ, giải quyết kịp thời.

Trước đó, báo Dân trí ngày 27/01 cũng có bài đăng với thông tin: “Các chiêu thức lừa đảo, cuỗm tiền từ tài khoản ngân hàng“. Nội dung được báo đưa như sau:

Các chiêu trò lừa đảo trực tuyến đã cũ nhưng vẫn khiến không ít người mắc bẫy, trong khi những kịch bản mới cũng liên tục xuất hiện nhằm cuỗm tiền của người dùng dịp cuối năm. Chuyên gia an ninh mạng Ngô Minh Hiếu, người sáng lập dự án Chống lừa đảo, chia sẻ một số chiêu thức lừa đảo, cuỗm tiền từ tài khoản ngân hàng và cách phòng tránh dịp cận Tết.

Những chiêu thức lừa đảo phổ biến

Lừa nâng cấp sim điện thoại

Không ít người báo mất sạch hàng tỷ đồng tiền gửi tiết kiệm, người khác mất vài chục đến vài trăm triệu đồng trong thẻ tín dụng vì chiêu lừa nâng cấp sim.

Thủ đoạn chiếm quyền sim điện thoại từng nhiều lần được các ngân hàng và cơ quan quản lý cảnh báo. Những kẻ lừa đảo giả danh nhân viên mạng viễn thông gọi điện thoại hoặc nhắn tin đề nghị hỗ trợ nâng cấp, chuyển đổi sim 4G/5G miễn phí. Khi nạn nhân kích hoạt esim (sim điện tử) trên điện thoại, đối tượng lừa đảo có thể chiếm được quyền kiểm soát sim điện thoại của họ.

Qua đó, đối tượng sẽ chiếm đoạt quyền kiểm soát sim điện thoại, đánh cắp các thông tin thẻ tín dụng, lấy mã OTP và thanh toán hàng chục triệu, thậm chí cả tỷ đồng cho các đơn hàng online bằng thẻ tín dụng của người tiêu dùng.

Từ số sim đã đăng ký dưới tên khách hàng, đối tượng lừa đảo gọi đến tổng đài tự động của ngân hàng, yêu cầu cấp lại tên đăng nhập Internet Banking, gửi về email mà khách hàng đã đăng ký trước đó với ngân hàng.

Sau đó, kẻ gian đăng ký báo quên mật khẩu và yêu cầu cung cấp lại mật khẩu đăng nhập mới rồi chiếm đoạt thông tin tài khoản của khách hàng để tất toán sổ tiết kiệm online của khách hàng mở tại ngân hàng.

Chiêu thức lừa đảo trên đã xuất hiện từ vài năm trước nhưng thời gian gần đây xảy ra nhiều hơn do không ít khách hàng có nhu cầu nâng cấp sim 4G, 5G.

Mạo danh website ngân hàng

Dự án Chống lừa đảo nhiều tháng trở lại đây ghi nhận hàng trăm lượt báo cáo từ người dùng về các nội dung lừa đảo. Hàng chục tên miền mạo danh các ngân hàng, tổ chức tài chính lớn tại Việt Nam xuất hiện. Con số này tăng cao bất thường và mỗi ngày lại có thêm báo cáo về 2-3 tên miền lừa đảo mới.

Tin nhắn giả mạo ngân hàng để lừa đảo đánh cắp thông tin đăng nhập (Ảnh: Thế Anh).

Các tên miền lừa đảo này thường có dạng “tên ngân hàng.vn-a.top”, trong đó “vn-a.top” là tên miền chính. Sau đó, kẻ gian có thể thay thế tên miền phụ bằng tên của các ngân hàng tại Việt Nam. Nếu nhìn qua, người dùng sẽ thường chỉ để ý đến phần “tennganhang.vn” và có thể lầm tưởng là website chính thức của ngân hàng. Các tên miền lừa đảo này phần lớn được phát tán qua SMS và email, dụ người dùng bấm vào link.

Lừa đảo hỗ trợ xác thực sinh trắc học

Không ít người dùng gặp trở ngại khi tiến hành xác thực sinh trắc học trên smartphone, bởi vì nhiều thiết bị không hỗ trợ kết nối NFC để thực hiện xác thực hoặc người dùng không biết cách đặt CCCD đúng cách để smartphone đọc chip NFC…

Lợi dụng điều này, những kẻ xấu đã thực hiện nhiều chiêu trò lừa đảo người dùng. Phổ biến nhất trong số đó, những kẻ xấu sẽ mạo danh nhân viên ngân hàng, gọi điện cho người dân để tư vấn và hỗ trợ họ thực hiện xác thực sinh trắc học trên smartphone.

Với cách thức này, những kẻ lừa đảo sẽ lấy cắp thông tin cá nhân hoặc lừa người dùng cài đặt các ứng dụng chứa mã độc vào smartphone để chiếm quyền điều khiển thiết bị, từ đó lấy cắp tiền trong ứng dụng ngân hàng.

Không ít người đã đề cao cảnh giác và quá quen với những chiêu trò này nên không thực hiện theo yêu cầu của những kẻ lừa đảo. Dù vậy, họ vẫn rất khó chịu khi mỗi ngày phải nhận hàng chục cuộc gọi điện mạo danh nhân viên ngân hàng để tư vấn xác thực sinh trắc học.

Không ít người dùng gặp trở ngại khi tiến hành xác thực sinh trắc học trên smartphone (Ảnh: Thanh Thủy).

Giả mạo nhân viên ngân hàng

Chiêu trò của kẻ gian là lập ra danh sách các cá nhân mà các đối tượng đã thu thập được trên mạng xã hội Facebook, Zalo, app vay tiền online, tín dụng đen…

Từ đó, kẻ gian xây dựng kịch bản, giả mạo nhân viên ngân hàng để gọi điện, gửi tin nhắn, email… mời chào khách hàng, cung cấp các khoản vay online từ ngân hàng.

Việc lừa đảo được thực hiện bằng cách hướng dẫn nạn nhân làm các thủ tục vay, mở tài khoản online, sau đó gửi yêu cầu xác nhận phê duyệt khoản vay và yêu cầu nộp các khoản tiền lệ phí, tiền trả góp… để chiếm đoạt.

Thực tế, các ngân hàng không hề có chính sách tiếp cận khách hàng nào như trên.

Nguồn:IwY2xjawJ19llleHRuA2FlbQIxMABicmlkETFkY2g2Q1h4Y2l0Sm9BbksxAR5Er9EYciiTjtlkcCjwDlTnQa32In85_EagGsqD5kg8oduJ8heS49xVTIIfAg_aem_mDm7ZO2c9okkhAm6y7NUkA

By admin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *